Gần đây, Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm (FDA) tại Ấn Độ đã tiêu hủy hàng ngàn tấn xoài. Tại sao? Vì xoài bị kích thích chín bằng cách sử dụng một loại hóa chất gọi là đất đèn. Mặc dù bị cấm, nhưng chất này vẫn được tìm thấy ở hầu hết các thị trường trái cây dưới dạng bột. Các thương nhân thường để bột trong túi giấy màu nâu và đặt chúng trong các thùng xoài. Phản ứng hóa học xảy ra dẫn đến sự tăng nhiệt khiến xoài bị chín ép.
Thận trọng với các độc chất trong thực phẩm và dụng cụ nhà bếp
Đất đèn gây hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên hóa chất này vẫn được sử dụng mà không hề vi phạm pháp luật. Người bán cho biết rằng, họ đã được sử dụng đất đèn trong nhiều năm. Thị trường châu Âu đã ngừng nhập khẩu xoài từ Ấn Độ vì nước này sử dụng đất đèn và nhiều hóa chất khác để kích thích xoài nhanh chín.
Trước đây, chúng ta không hề sử dụng hóa chất trong thực phẩm và các dụng cụ nhà bếp, do đó, chế độ ăn và quy trình nấu nướng của người xưa rất ít độc hại. Tuy nhiên, ngày nay do nhu cầu về thực phẩm ngày càng lớn, khiến nông dân và các nhà máy sản xuất buộc phải tìm ra các phương pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, thuốc trừ sâu đã được sử dụng để phun cho cây, kháng sinh được dùng cho gà, còn hormone lại dùng để tiêm vào bò và đương nhiên tất cả các hóa chất độc hại này sẽ ngấm một phần vào cơ thể chúng ta.
Chúng ta cần phải nhận thức rõ ảnh hưởng của các hóa chất không chỉ ngấm vào thức ăn mà còn gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Các hộp chứa thực phẩm cũng có thể ngấm hóa chất vào đồ ăn. Chất Bisphenol A, hay còn gọi là BPA, là hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư vú, có thể tìm thấy trong hộp đựng thức ăn làm từ nhựa tái sử dụng. Ngoài ra, nó còn tồn tại cả trong vỏ lon nước giải khát.
Hóa chất Phthalates gây rối loạn nội tiết dẫn đến dậy thì sớm ở các bé gái, cũng được tìm thấy trong một số hộp nhựa đựng thức ăn. Còn độc chất Styrene lại bị rỉ ra từ hộp đựng thức ăn làm từ xốp. Đây là chất liệu thường dùng một lần để đựng trứng. Theo nghiên cứu, chất này cũng có nguy cơ gây ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6 năm trước có hơn 51.900 trẻ sơ sinh và trẻ em ở Trung Quốc phải nhập viện vì các vấn đề về tiết niệu, tắc nghẽn ống thận và sỏi thận, nguyên nhân có thể do sử dụng sữa bột nhiễm melamine cũng như nhiều sản phẩm sữa khác. Trong đó, Trung Quốc xác nhận có 6 trường hợp trẻ sơ sinh bị tử vong. Nhiều quốc gia khác cũng thông báo việc tìm thấy chất melamine trong sữa và các sản phẩm khác do Trung Quốc sản xuất.
Melamine là một hóa chất công nghiệp tổng hợp với hàng loạt các ứng dụng khác nhau như chất tán mỏng, phủ sơn và nhựa dẻo. Trong vài năm qua, tấm melamine tráng, chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, được bày bán tràn ngập tại thị trường Ấn Độ. Chúng được sơn màu sắc rực rỡ với giá rẻ khiến khách hàng rất ưa chuộng. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên bỏ chúng đi vì nó rất độc hại.
Tổ chức WHO cảnh báo, con người tiếp xúc với hóa chất độc hại ở mọi cấp độ đều thể gây ung thư, mắc bệnh tim mạch, thận và rối loạn chức năng gan, mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn sinh sản, dị tật bẩm sinh, sinh non, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, bệnh cơ xương, kìm hãm hệ thần kinh và cảm giác phát triển, mắc vấn đề sức khỏe tâm thần, bệnh niệu sinh dục, mất trí nhớ tuổi già và nhiều vấn đề khác trong học tập
0 nhận xét:
Đăng nhận xét